Tái chế chất thải dệt may trước tiêu dùng tại Việt Nam
Với vị trí thứ ba thế giới về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và thứ hai về xuất khẩu giày dép, Việt Nam tạo ra lượng chất thải dệt may công nghiệp rất lớn. Thông qua cải tiến các phương pháp quản lý chất thải và quy trình tái chế, ngành dệt may và giày dép, Việt Nam có thể giành được lợi thế cạnh tranh nhờ đáp ứng các yêu cầu thị trường ngày càng tăng đối với sản phẩm tuần hoàn.
GIZ in VIET NAM hân hạnh giới thiệu báo cáo nghiên cứu về “Tái chế chất thải dệt may trước tiêu dùng tại Việt Nam”. Dựa trên dữ liệu và nghiên cứu thực địa trong năm 2023 và 2024, nghiên cứu này cung cấp số liệu ước lượng về lượng chất thải dệt may công nghiệp tại Việt Nam, bức tranh tổng quan về chuỗi giá trị chất thải dệt may và các đối tượng chính tham gia chuỗi, các quy trình tái chế chất thải dệt may, và cuối cùng là thách thức đi cùng các cơ hội thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may trong nước. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin hữu ích cho quá trình chuẩn bị và triển khai sáng kiến “Waste No More” của GIZ với mục tiêu “khép kín vòng tuần hoàn” cho ngành dệt may tại Việt Nam.
Xem báo cáo (tiếng Anh) tại: https://bit.ly/giz-ecosys-mapping
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án toàn cầu “Go Circular” do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức hỗ trợ và GIZ phối hợp triển khai cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.