Hỗ trợ tài chính chuyển đổi sang KTTH tại Việt Nam

Bạn có thể tìm thấy bản thu buổi hội thảo, bài thuyết trình và tài liệu được chia sẻ bởi diễn giả tại đây.

Hội thảo trực tuyến thứ hai, “Hỗ trợ tài chính chuyển đổi sang Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam”, nằm trong chuỗi hội thảo trực tuyến ” Khai thông kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam bền vững”, đã diễn ra vào thứ Năm, ngày 29 tháng 6 năm 2023. Sự kiện quy tụ 70 chuyên gia đến từ Việt Nam, Vương Quốc Anh, Đức, Hồng Kông, Singapore, Ý và Bangladesh, lắng nghe chia sẻ về các cơ chế tài chính khác nhau để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp áp dụng thông lệ tuần hoàn.

Ông Jan Raes, Trưởng nhóm Tài chính và Nhựa của Sáng kiến tài chính Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc  (UNEP FI), mở đầu hội thảo trực tuyến với chủ đề thúc đẩy quy mô tài chính cho kinh tế tuần hoàn. Ông nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn cần kiến tạo công ăn việc làm, chuyển hướng đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động hạn chế và quản lý chất thải phát sinh, cũng như thiết kế lại các sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, ông vạch ra năm động lực chính để tăng khối lượng vốn đầu tư KTTH và giúp đạt  được mục tiêu, bao gồm: (i) chính sách quốc gia về kinh tế tuần hoàn, (ii)  chính sách phân loại kinh tế tuần hoàn, (iii)  chuyển đổi công bằng,  (iv) quan hệ đối tác công tư và (v ) tiêu chuẩn sản phẩm. Tất cả những điểm này đều được ông củng cố thông qua các nghiên cứu điển hình và kinh nghiệm quốc tế từ các nước đang phát triển.

Tiến sĩ Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, ISPONRE, đã cung cấp cái nhìn tổng quan về những công cụ tài chính hiện có ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Ông nhấn mạnh rằng trong khi một nửa tín chỉ xanh được cấp cho các dự án năng lượng, các lĩnh vực tuần hoàn tiềm năng khác như nước và chất thải chiếm chưa đến 10%. Hơn nữa, mặc dù giá trị trái phiếu xanh tăng đáng kể từ năm 2019 lên 2021, nhưng cải thiện khả năng tiếp cận các ưu đãi đặc biệt cho người dân và tổ chức, khám phá các  công cụ tài chính mới như tín dụng nhựa và  quỹ đầu tư mạo hiểm, và các công cụ bảo lãnh cho vay, để mở rộng quy mô tài chính tuần hoàn.

Bà Vũ Minh Nguyệt, Cán bộ dự án cấp cao, dự án GO Circular của GIZ tại Việt Nam, tập trung vào ngành dệt may và xác định các rào cản đầu tư vào nền kinh tế tuần hoàn: chi phí đầu tư ban đầu lớn, khung pháp lý chưa hiện hữu, và thiếu các công cụ tài chính phối hợp. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đã và đang tích hợp một số khái niệm KTTH để giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, bao gồm năng lượng và tài nguyên không tái tạo như nước. Chứng nhận môi trường cho sản phẩm cuối cùng và nhà cung cấp trong chuỗi giá trị cũng đang được yêu cầu để đáp ứng các tiêu chuẩn dệt may quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư của khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất bền vững nói chung, nâng cao nhận thức của các bên liên quan, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và  khuyến khích tăng trưởng xanh thông qua các công cụ, chính sách tài khóa.

Ông Surajit Rakshit, Giám đốc Trung tâm Thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng của HSBC Việt Nam, chia sẻ quan điểm từ góc nhìn một tổ chức tài chính tư nhân về kinh tế tuần hoàn. Ông đồng tình với những rào cản trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mà các diễn giả khác đã đề cập, và bổ sung phân loại những thách thức theo mức độ cấp bách. Sau đó, ông đề cập đến cam kết đóng góp của HSBC trong việc xây dựng nền kinh tế toàn cầu phát thải ròng bằng không, các gói giải pháp tài chính bền vững và cách HSBC hợp tác với các công ty để xây dựng một nền kinh tế thân thiện với khí hậu, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng và điều chỉnh các mô hình kinh doanh. Để chứng minh cho điều đó, ông đã đưa ra một số giao dịch xanh HSBC đã thực hiện với công ty tái chế Việt Nam, nhà sản xuất .

Một số điểm chính

  1. Một chính sách kinh tế tuần hoàn ở mức độ quốc gia sẽ kiến tạo môi trường thân thiện với việc đầu tư vào KTTH và dẫn đến tăng trưởng vốn đầu tư cho các sáng kiến.
  2. Hệ thống phân loại các dự án, mô hình doanh nghiệp tuần hoàn sẽ giúp mở khóa các điểm nghẽn đầu tư và giúp giám sát, đo lường các bên tham gia thị trường kinh doanh tuần hoàn, bền vững.
  3. Hợp tác công tư giúp giảm thiểu hoặc chia sẻ rủi ro và khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp tuần hoàn thông qua tài chính công.
  4. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về thực hành tuần hoàn và hỗ trợ tài chính hiện hữu sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi.
  5. Khả năng tiếp cận tài chính và  khuyến khích tăng trưởng xanh là cần thiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về chuỗi hội thảo trực tuyến:

  1. Tìm hiểu thêm về chuỗi hội thảo bằng cách nhấn vào đây.
  2. Xem lại hội thảo trực tuyến đầu tiên “Đo lường chính sách kinh tế tuần hoàn: Khung kỹ thuậtchỉ số” tại đây.

BẠN MUỐN GIỚI THIỆU ẤN PHẨM CHO MẠNG LƯỚI?

CHIA SẺ TÀI LIỆU

(183)