KÊU GỌI ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN VÌ MÔI TRƯỜNG NĂM 2024 – Chủ đề “Giải pháp bền vững trong giảm ô nhiễm nhựa”

Ô nhiễm nhựa là vấn đề môi trường cấp bách thứ hai sau biến đổi khí hậu. Theo số liệu của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) năm 2021, với hơn 8.000 tấn rác thải nhựa phát sinh mỗi ngày, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa.

Nhựa dùng một lần được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng. Riêng tại Hà Nội và TP HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Không chỉ là mối nguy hại đối với môi trường tự nhiên, ô nhiễm nhựa cũng đe dọa kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, nhất là khi các hạt vi nhựa được tìm thấy trong thực phẩm thiết yếu và thậm chí trong cơ thể con người.

Sáng kiến vì môi trường năm 2024 với chủ đề “Giải pháp bền vững trong giảm ô nhiễm nhựa” được phối hợp thực hiện bởi Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh không rác Việt Nam (VZWA), dưới sự tài trợ của Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á và Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment).

Sáng kiến vì môi trường được thiết lập và hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao hiểu biết của cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại các tỉnh thành trên toàn quốc.

Năm 2024, Sáng kiến vì môi trường sẽ tài trợ cho các sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa thông qua:

  • Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề ô nhiễm nhựa, tái sử dụng/tái chế nhựa, không sử dụng nhựa dùng 1 lần, giới thiệu và lan tỏa tới cộng đồng những giải pháp thay thế cho thực trạng đáng báo động của việc sử dụng nhựa dùng một lần
  • Các ý tưởng, giải pháp kỹ thuật có tính ứng dụng thực tiễn nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, giảm thiểu, thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Ví dụ: các sản phẩm/mô hình giảm thiểu phát thải ra môi trường, các mô hình tái sử dụng/tái chế nhựa.v.v.

Lưu ý: Các sáng kiến ưu tiên giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, giảm nhựa sử dụng một lần trong các lĩnh vực như: du lịch, thực phẩm, đồ uống, tiêu dùng, mĩ phẩm, thương mại điện tử, vận chuyển logistics, y tế….

  1. Điều kiện nhận tài trợ 
  • Sáng kiến được đề xuất và thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm thanh niên. Nội dung đề xuất tập trung vào các sáng kiến giáo dục truyền thông, giải pháp kỹ thuật nhằm góp phần giảm nhựa sử dụng một lần và giải quyết các vấn đề ô nhiễm nhựa.
  • Đối tượng tham gia: Thanh niên trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, quan tâm tới các vấn đề môi trường và yêu thích các hoạt động xã hội, có ý tưởng sáng tạo, đổi mới trong bảo vệ môi trường.
  • Có đơn, thư bảo lãnh hoặc giới thiệu của cơ quan, tổ chức là đối tác, nhà tài trợ/bảo trợ của nhóm sáng kiến.
  • Địa điểm thực hiện sáng kiến: Toàn quốc
  • Thời gian thực hiện: từ 10/2024 tới tháng 12/2024.

Lưu ý: Ưu tiên tài trợ cho các nhóm sáng kiến đã có kinh nghiệm triển khai dự án hoặc tài trợ cho các sáng kiến đã triển khai thành công giai đoạn đầu và cần kinh phí để triển khai giai đoạn tiếp theo.

  1. Hồ sơ và Cách thức nộp

Hồ sơ gồm:

  • Đề xuất dự án và Bảng dự trù kinh phí: Tải mẫu đề xuất và mẫu ngân sách theo link sau: Mẫu đề xuất.
  • Đơn, thư bảo lãnh hoặc giới thiệu của cơ quan, tổ chức là đối tác, nhà tài trợ/bảo trợ của nhóm sáng kiến (gửi bản scan, có đóng dấu của cơ quan, tổ chức giới thiệu).
  • CCCD của người trưởng nhóm (chụp ảnh hoặc scan)

Cách thức nộp hồ sơ:

Mỗi cá nhân/nhóm có thể nộp nhiều hơn một đề xuất.

  1. Tiêu chí lựa chọn đề xuất 

Nội dung phù hợp

  • Các sáng kiến góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm nhựa thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục; giải pháp kỹ thuật có tính ứng dụng thực tiễn.
  • Các sáng kiến ưu tiên giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, giảm nhựa sử dụng một lần trong các lĩnh vực như: du lịch, thực phẩm, đồ uống, tiêu dùng, mĩ phẩm, thương mại điện tử, vận chuyển logistics, y tế….

Hiệu quả

  • Đối tượng hưởng lợi chính của đề xuất có bao gồm những người dễ bị tổn thương do ô nhiễm nhựa không? Phụ nữ và trẻ em tham gia và hưởng lợi như thế nào?
  • Kết quả cụ thể và tác động ngắn hạn, dài hạn của đề xuất là gì?
  • Số lượng nhựa dùng một lần giảm được là bao nhiêu?

 

Sáng tạo 

  • Đề xuất có tính gì mới hay khác biệt?

 

Tính khả thi/ Năng lực của người thực hiện 

  • Hoạt động, thời gian thực hiện và ngân sách của đề xuất có khả thi không?
  • Những thách thức có thể gặp phải và giải pháp để giải quyết các thách thức là gì?
  • Cá nhân/ nhóm đã có đầy đủ kinh nghiệm và nguồn lực để thực hiện không?

 

Tính bền vững và khả năng nhân rộng 

  • Làm thế nào để duy trì các kết quả?
  • Sáng kiến có khả năng nhân rộng hay mở rộng ra các  khu vực khác không? 

 

  1. Ngân sách thực hiện 
Loại sáng kiến Sáng kiến giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức Các ý tưởng, giải pháp kỹ thuật có tính ứng dụng thực tiễn
Ngân sách tối đa 20.000.000đ/đề xuất 30.000.000đ/đề xuất

Lưu ý:

  • Ngân sách chỉ bao gồm chi phí hoạt động, không chi trả tiền lương, tiền công cho thành viên dự án. 

 

  1. Timeline và Quy trình tài trợ

5.1. Timeline:

Nội dung Thời gian
Tiếp nhận đề xuất 15/08/2024 – 15/09/2024
Vòng sơ loại 16/09/2024 – 18/09/2024
Vòng phản biện 23/09/2024 – 25/09/2024
Công bố kết quả 27/09/2024
Triển khai sáng kiến Tháng 10/2024 – Tháng 12/2024

5.2. Quy trình tài trợ

Sau khi có thông báo tài trợ (bằng email), hồ sơ tài trợ sẽ được hoàn thiện với các nội dung sau:

  • Đề xuất dự án và Dự trù kinh phí chi tiết: Cá nhân/nhóm nhận tài trợ chỉnh sửa và hoàn thiện theo thống nhất với đơn vị tài trợ.
  • Ký Thỏa thuận tài trợ: Với các thông tin về dự án tài trợ, ngân sách, các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thực hiện dự án và có chữ ký của đại diện hai bên (đơn vị tài trợ và cá nhân/nhóm nhận tài trợ).
  • Hướng dẫn tài chính và các biểu mẫu: Do đơn vị tài trợ cung cấp bằng văn bản hoặc các hình thức hướng dẫn cần thiết khác cho cá nhân/nhóm nhận tài trợ.

 

  1. Thực hiện, giám sát và báo cáo dự án 
  • Cá nhân/nhóm nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện dự án cũng như giải ngân tài trợ theo đúng mục tiêu và hoạt động đã thống nhất với đơn vị tài trợ. Đơn vị tài trợ có quyền thực hiện giám sát và yêu cầu báo cáo vào bất kỳ thời điểm nào của dự án.
  • Khi kết thúc dự án, cá nhân/nhóm nhận tài trợ cần hoàn thiện báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính, các hóa đơn, chứng từ theo đúng yêu cầu. Từ đó, đơn vị tài trợ sẽ hoàn thiện thủ tục tài trợ với cá nhân/nhóm nhận tài trợ.

📌 Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Email: matxanh.quyvitamvocviet@gmail.com

Điện thoại: Dương Ngọc (0869124931) – Trà My (0889666906)

—————–

Chia sẻ

(17)