Kinh tế tuần hoàn là gì?

Chúng ta đang sống trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu! Năm 2020 là một trong những năm ấm nhất được ghi nhận trên toàn cầu, trong khi Việt Nam vừa trải qua thêm một năm lịch sử với khí hậu cực đoan, với ô nhiễm nước và đất, suy thoái rừng. Đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử loài người, và tốc độ tuyệt chủng của các loài đang tăng nhanh. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm gần đây dựa trên mô hình tuyến tính: khai thác-sử dụng-thải bỏ, đã gây áp lực ngày càng lớn và không thể khắc phục được đối với các hệ sinh thái và nguồn vốn tự nhiên đang cạn kiệt. Hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hiện là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á. Theo Tổng cục Môi trường, lượng chất thải phát sinh đang tăng 10-16% mỗi năm trong cả nước.

 

 

Việc chuyển đổi sang một nền Kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Điều này có nghĩa là không chỉ đẩy nhanh việc giảm phát thải khí nhà kính mà còn đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn và sạch hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, qua đó góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

 

Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BMVT) sửa đổi được thông qua năm 2020 đã định nghĩa Kinh tế tuần hoàn là “mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam là một nền tảng trực tuyến nhằm kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, theo Điều 139, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật BMVT.

 

Tầm nhìn
và sứ mệnh

Quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn đã và đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, xây dựng, dệt may, đô thị. Chúng tôi muốn đóng góp vào quá trình chuyển đổi bằng cách chuyển giao kiến thức cho người dân Việt Nam.

 

Chúng tôi tin rằng chỉ bằng cách chung tay, thúc đẩy truyền thông và chia sẻ kiến thức, chúng ta mới có thể xây dựng một nền Kinh tế tuần hoàn phù hợp với nhu cầu, lịch sử và tham vọng của người dân Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng vào một nền Kinh tế tuần hoàn, bao trùm, và công bằng sẽ góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

 

Chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của một Việt Nam xanh và thịnh vượng. Với hình thức đối tác công tư, chúng tôi có ba mục tiêu chính:

1. Tăng cường đối thoại

2. Tạo ra tri thức

3. Huy động hành động tập thể hướng tới quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Chức năng của CE Hub
Đội ngũ nhân sự