Nguồn cung ứng có trách nhiệm trong lĩnh vực chất thải nhựa và lĩnh vực tái chế: một số ví dụ về các thực hành bao trùm và hòa nhập tại Ấn Độ.

Khi các thương hiệu toàn cầu cũng như trong khu vực đặt ra các mục tiêu ngày càng cao để tăng tỷ lệ nhựa tái chế trong bao bì của họ, việc kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào cũng như việc chú trọng đối xử công bằng và có đạo đức với lao động phi chính thức đang ngày càng được quan tâm.

Việc thu gom chất thải rắn và nhựa tại các đô thị nhằm mục đích tái chế tại các khu vực phía Nam và Đông Nam Á chủ yếu là do khối phi chính thức đảm nhận. Ước tính có khoảng 15 triệu người lao động thuộc khối này trên toàn cầu và họ chịu trách nhiệm thu gom 58% lượng nhựa được tái chế. Theo ước tính gần đây, hiện có khoảng 2,2 triệu người thuộc nhóm này ở Ấn Độ (2017-2018), và 3,7 triệu người với vai trò tương tự ở Indonesia. Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại chín thành phố châu Á, khối này đóng góp hơn 95% lượng polyethylene terephthalate (PET) thu hồi với mục tiêu để tái chế.

Các thương hiệu không chỉ có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng của họ mà còn phải cải thiện đời sống của những người lao động trong khối không chính thức làm việc trong chuỗi cung ứng đó. Nếu không thực hiện được những yêu cầu đó và khi xét theo quan điểm xã hội và quy định,  họ có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh và chính điều này sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội để xây dựng một chuỗi cung ứng vững chắc và mạnh mẽ. Khi nguồn đầu tư tiếp tục nhằm vào quản lý chất thải và tái chế, các thương hiệu và nhà đầu tư nên tận dụng đà này để cải thiện các chuỗi giá trị hiện có cũng như tính trách nhiệm đối với xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, họ cần có một cái nhìn toàn diện về các yếu tố xã hội và con người liên quan đến việc mua nhựa tái chế nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về các rủi ro tiềm tàng của các thực hành hiện tại, cũng như những cơ hội thay đổi đầy tiềm năng.

BẠN MUỐN GIỚI THIỆU ẤN PHẨM CHO MẠNG LƯỚI?

CHIA SẺ TÀI LIỆU

(76)