Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023

Loại sự kiện: Diễn đàn

Thời gian: Ngày 16 tháng 11 năm 2023, năm 2023, 8:00 – 17:00 (GMT +7)

Đơn vị tổ chức: ISPONRE

Địa điểm: Khách sạn JW Marriott Hà Nội, số 08 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Link đăng ký: Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023/Viet Nam Circular Economy Forum 2023 (google.com)

Triển lãm: Thông tin

“Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH” sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 11 năm 2023 với sự tham gia của Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ/ngành, đối tác phát triển và khu vực tư nhân nhằm mục tiêu thúc đẩy việc triển khai KTTH tại Việt Nam. Diễn đàn sẽ bao gồm các phiên toàn thể, phiên thảo luận chuyên đề và triển lãm về KTTH.

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2020 đã nêu rõ “Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” (Điều 142). Nghị định số 08/2022/NĐCP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 đã quy định tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích phát triển KTTH. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường kính mời Quý Cơ quan đăng ký tham gia sự kiện.

 

Nội dung chương trình

Thời gian Chương trình/Đơn vị chủ trì
08:00 – 08:45 Đăng ký đại biểu và tham quan triển lãm
PHIÊN TOÀN THỂ
08:45 09:00 Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu – Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
09:00 – 09:10 Phát biểu đề dẫn và khai mạc Diễn đàn – Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
09-10 – 09:45 THAM LUẬN VỀ THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN

– Thúc đẩy các giải pháp Kinh tế tuần hoàn để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững, Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP);

– Bà Carolyn (Carrie) Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam;

– Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam;

– Ông Thomas Jacobs, Giám đốc khu vực, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC);

– Cách tiếp cận Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) trong thúc đẩy KTTH,                          Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO), Tập đoàn SCG;

– Hợp tác Công – Tư để để triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam,            Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam;

– Cam kết đồng hành về tài chính thực hiện Kinh tế tuần hoàn – Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

09:45 – 09:50 Phóng sự về Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
09:50 – 10:15 THẢO LUẬN VỀ THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG CÁC NGÀNH/LĨNH VỰC

Thành phần:

Lãnh đạo Bộ Công Thương;

– Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;

– Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Ông Dominic Scriven Obe, Chủ tịch,  Quỹ Dragon Capital;

– Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF Việt Nam.

10:15 – 10:45 THẢO LUẬN CỦA ĐẠI DIỆN CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

– Lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh

10:45 – 11:00 THAM LUẬN VỀ THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN (tiếp)

– Cách nền Kinh tế tuần hoàn giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học, Ông Joss Bleriot, Lãnh đạo điều hành chính sách toàn cầu, Tổ chức Ellen MacArthur Foundation;

– Việt Nam chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn nhựa, Ông Christian Kaufholz, Giám đốc Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về Nhựa (GPAP), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

PHIÊN BẾ MẠC
11:00 – 11:05 Giới thiệu đại biểu – Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
11:05 – 11:15 Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân báo cáo kết quả thảo luận về thúc đẩy KTTH trong các ngành/lĩnh vực địa phương và doanh nghiệp
11: 15 – 11:35 Lãnh đạo Chính phủ phát biểu chỉ đạo
11:35 – 11:50 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cảm ơn và phát biểu bế mạc
11:50  –  12:00 Chụp ảnh lưu niệm & Kết thúc phiên toàn thể
12:00 – 12:25 Các đồng chí Lãnh đạo tham quan một số gian hàng triển lãm
11:25 – 12:30 Các đồng chí Lãnh đạo, các khách mời di chuyển về Phòng VIP
12:30 – 13:30 Ăn trưa cùng các đối tác phát triển và doanh nghiệp

 

 

BUỔI CHIỀU (13:30 – 17:00): CÁC PHIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ THÚC ĐẨY THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM

Phiên chuyên đề 1: Lộ trình triển khai KHHĐQG về thực hiện Kinh tế tuần hoàn Phiên chuyên đề 2: Phương pháp tiếp cận môi trường – xã hội – quản trị (ESG) để thực hiện Kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp Phiên chuyên đề 3: Cơ chế tài chính cho Kinh tế tuần hoàn
1. Đề xuất KHHĐQG về thực hiện KTTH (Ts. Lại Văn Mạnh, Viện CLCSTNMT)

2. Nghiên cứu trao đổi chất: phương pháp xây dựng lộ trình cho nền Kinh tế tuần hoàn (Bà Morgane Rivoal UNDP và Ông Cung Trọng Cường, Huế IDS)

3. Chỉ số đo đạc thực hiện KTTH trong doanh nghiệp (Bà Larissa van der Feen, Chuyên gia KTTH, WBCSD)

4. Xã hội tuần hoàn vật chất ở Nhật Bản: vai trò trong việc thúc đẩy nền KTTH (Ông Ichiro Adachi – JICA)

5. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn ASEAN: Chuỗi giá trị chất thải điện tử trong hợp tác quốc tế (Ông Fusanori Iwasaki, Giám đốc Nghiên cứu chính sách, ERIA)

6. KTTH trong các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống (Bà Tongjai Thanachanan, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc chiến lược và bền vững, Công ty TNHH Thai Beverage)

1. Mô hình tái chế khép kín (Ts. Mushtaq Ahmed Memon, Điều phối viên khu vực về ô nhiễm và hóa chất, UNEP)

2. Công nghệ tái chế nước thải công nghiệp (Bà Hoàng Thị Thanh Nga, Giám đốc chương trình quản lý nước WWF)

3. ESG tại các chuỗi bán lẻ (Ông Takeuchi Takashi, Giám đốc hành chính, AEON Việt Nam)

4. Lồng ghép ESG trong chiến lược phát triển của Tập đoàn TH (Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc PTBV, Tập đoàn TH)

5. Khung chiến lược hành động thúc đẩy KTTH (Ông Rene VAN BERKEL, chuyên gia KTTH, SWITCH ASIA PSC)

 

1. Khai phá tiềm năng của vốn tự nhiên: Nguồn tài chính đổi mới cho ĐDSH và DVHST (Ông Dominic Scriven Obe, Chủ tịch,  Quỹ Dragon Capital)

2. Sự tham gia của lĩnh vực tư nhân trong quản lý rác thải (Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Chuyên gia môi trường cao cấp, WB)

3. Thị trường các-bon tại Thái Lan (Ông Pramoj U-Nontakarn, Phó chủ tịch, Giám đốc bộ phận kinh doanh quốc tế,  Ngân hàng Bangkok)

4. Nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm  2050 (Bà Kate Melville-Rea, Chuyên gia BĐKH và Năng lượng, WWF)

5. Tiềm năng thị trường các-bon ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp trong lĩnh vực năng lượng (Ông Hoàng Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Intraco Holdings)

Chia sẻ

(345)