Kêu gọi các ý tưởng: Thử thách Wala Usik 2022: #HackThePackaging

Bạn có ý tưởng nào để giúp loại bỏ chất thải ra khỏi bao bì và phân loại bao bì ra khỏi chất thải không? Hãy tham gia Thử thách Wala Usik 2022: #HackThePackaging, đây là một cuộc thi Hackathon ảo do Tổ chức Bảo tồn Rạn san hô và Rừng nhiệt đới Philippines (PRRCFI) tổ chức, nhằm giúp giải quyết mục tiêu hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn. Ở Philippines, cụm từ địa phương “Wala Usik” có nghĩa là “không có gì bị lãng phí”.

Cuộc thi Hackathon này là một sáng kiến ​​trong khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho chất thải đại dương”, được đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và được thực hiện bởi GIZ và các chuyên gia Pháp.

Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nguồn nguyên liệu được sử dụng và quản lý theo cách hiệu quả và bền vững hơn thông qua các nguyên tắc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.

Sự kiện này miễn phí và dành cho tất cả mọi người từ 7 quốc gia trong dự án “Suy nghị lại về nhựa”, gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cuộc thi hackathon sẽ nhận bài dự thi từ ngày 9 tháng 2 đến ngày 9 tháng 3 năm 2022.

Chi tiết xem tại: bit.ly/HackThePackaging.

Chia sẻ
Tin tức liên quan
23 Th5 23
Các Cuộc thi và Giải thưởng
Cuộc thi sáng tạo: Truy xuất nguồn gốc kỹ thuật số trong sản xuất cacao Các Cuộc thi và Giải thưởng

Helvetas là một tổ chức độc lập về phát triển có trụ sở tại Thụy Sĩ với các tổ chức trực thuộc ở Đức và Hoa Kỳ. Helvetas đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như Nông nghiệp, Bảo tồn Sinh học, Lâm nghiệp, Du lịch Sinh thái và Kinh tế Nông thôn.
Trong khuôn khổ chương trình SWITCH-Asia của Liên minh Châu Âu, chúng tôi đang triển khai Dự án “Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cacao: Từ hạt cacao đến thanh sô-cô-la” với mục tiêu chính là thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nông sản thực phẩm và trong môi trường chính sách của Việt Nam hướng tới tăng trưởng kinh tế công bằng và giảm thiểu tác hại đến môi trường. Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 04 năm (2022-2026) tại 06-07 tỉnh trồng cacao ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Công nghệ số có tiềm năng cách mạng hóa nền nông nghiệp Việt Nam bằng cách giúp nông dân và doanh nghiệp làm việc chính xác, hiệu quả và bền vững hơn. Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng ca cao là một phương tiện quan trọng để tăng tính bền vững và trách nhiệm giải trình của ngành sô-cô la và ca cao. Số hóa trong quản lý trang trại và truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần vào sự phát triển của chuỗi cung ứng hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Làm việc với các công ty sản xuất cacao tại Việt Nam, Helvetas đang tìm kiếm các sáng kiến đổi mới về truy xuất nguồn gốc kỹ thuật số và quản lý chuỗi cung ứng để ứng dụng cho ngành ca cao tại Việt Nam.
Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ năng lực của công ty và một bản ý tưởng thực hiện khoảng 02 trang phác thảo ngắn gọn về các giải pháp kỹ thuật đề xuất.
Vui lòng gửi các tài liệu trên tới địa chỉ email: helvetas.vietnam@helvetas.org và tuan.nguyen@helvetas.org trước ngày 15/07/2023.

(11)