Báo cáo tóm tắt về thúc đẩy thực hành kinh tế tuần hoàn ở các nước ASEAN


Mạng lưới Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) ASEAN, phối hợp với Hợp phần hỗ trợ chính sách trong dự án SWITCHAsia của EU, đã khởi xướng một hội thảo nhằm thúc đẩy sự đồng thuận và hành động trong khu vực doanh nghiệp về thực tiễn kinh tế tuần hoàn ở các nước ASEAN. Trọng tâm ban đầu của nỗ lực này tập trung vào 5 nước Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Chi tiết hội thảo:

1. Mục tiêu: Hội thảo quy tụ các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp với chuyên môn đa dạng nhằm hướng đến hai mục tiêu chính:

a. Làm rõ phạm vi, cơ hội và mức độ phù hợp của các hoạt động kinh tế tuần hoàn cho các Quốc gia Thành viên ASEAN. Mục tiêu là thiết lập sự hiểu biết thống nhất về tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn ở ASEAN, cũng như phân tích động lực của doanh nghiệp.

b. Xác định cam kết của doanh nghiệp, các hành động tiềm năng của cá nhân và tập thể, các biện pháp giải trình trách nhiệm, chiến lược vận động và sáng kiến quản lý tri thức cần thiết để áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong thực tiễn ở khối ASEAN. Mục đích là để định hình và chính thức hóa các hoạt động doanh nghiệp hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong khu vực.

2. Đối tượng tham gia: Hội thảo đã thu hút tổng cộng 66 người tham gia, trong đó có 41 người tham dự Ngày 1 và 25 người tham dự Ngày 2. Những người tham gia bao gồm Nhóm chuyên gia SWITCH-Asia và đại diện doanh nghiệp được mời từ năm quốc gia mục tiêu.

Phản ánh thực tiễn CE tại Việt Nam

a. Những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm các rào cản về mặt chính sách, cản trở sáng kiến cộng sinh công nghiệp hướng tới kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý trong quá trình sản xuất.

b. Việc xây dựng các hướng dẫn và tiêu chuẩn dành riêng cho từng ngành còn chậm do thiếu kiến thức và dữ liệu. Ngoài ra, các rào cản pháp lý và sự phức tạp của chuỗi giá trị đặt ra thách thức đối với việc áp dụng các hoạt động kinh tế tuần hoàn.

c. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức như thiếu động lực và nguồn tài trợ. Cần có sự hỗ trợ chính sách để tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

d. Cuộc thảo luận kết thúc với sự cần thiết phải giải quyết những thách thức này và điều chỉnh các chính sách phù hợp với các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn.

đ. Nhu cầu xem xét tác động của vật liệu tái tạo đối với thiên nhiên và môi trường trong quá trình chuyển đổi theo hướng tuần hoàn cũng đã được đề cập.

BẠN MUỐN GIỚI THIỆU ẤN PHẨM CHO MẠNG LƯỚI?

CHIA SẺ TÀI LIỆU

(34)