Báo cáo hiện trạng về giới trong chuỗi giá trị nhựa tại Việt Nam

Báo cáo hiện trạng về giới trong chuỗi giá trị nhựa tại Việt Nam

Nhờ có các thành tựu về tăng trưởng kinh tế, mức tiêu dùng của Việt Nam cũng gia tăng đáng kể, kéo theo các vấn đề về phát sinh chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2030, lượng rác thải nhựa sau tiêu dùng tại Việt Nam sẽ gia tăng khoảng 36%. Mặc dù đã có các cam kết mạnh mẽ từ chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, tình trạng rò rỉ chất thải nhựa ra môi trường nước vẫn tiếp diễn, ước tính tăng 106% trong giai đoạn 2018 – 2030, lên tới 373.000 tấn một năm.

Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam (NPAP), Báo cáo Đánh giá hiện trạng về giới trong chuỗi giá trị nhựa tại Việt Nam đã được thực hiện để làm rõ các khoảng trống và vấn đề về Bình đẳng giới và Hòa nhập xã hội (BĐG & HNXH) trong chuỗi giá trị nhựa, góp phần xây dựng các giải pháp chính sách hòa nhập xã hội và đáp ứng giới, đảm bảo BĐG & HNXH trong việc thiết kế và thực hiện các giải pháp giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam.

BẠN MUỐN GIỚI THIỆU ẤN PHẨM CHO MẠNG LƯỚI?

CHIA SẺ TÀI LIỆU

(150)