THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NHỰA
Loại sự kiện: Sự kiện tổng kết Chương trình Hỗ trợ Tổ chức Trung gian Xây dựng Chương trình Tạo tác động xã hội và Chương trình Thử thách Đổi mới Sáng tạo Giảm thiểu Ô nhiễm Nhựa tại các trường Đại học.
Ngày và giờ: 8:30 – 16:00, Ngày 26/7/2024
Địa điểm: Common Area, Tầng 2, Đại học Fulbright Việt Nam, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Cơ quan tổ chức: Fulbright, Norway, Canada, UNDP
Đăng ký tham dự: Liên hệ thuminh.nguyen@fulbright.edu.vn (Bà Minh Nguyễn)
Nội dung:
Chương trình Hỗ trợ Tổ chức Trung gian Xây dựng Chương trình Tạo tác động xã hội (Better Impact TOT hay viết tắt là BIT) là chương trình ươm tạo kéo dài 3 tháng các đơn vị trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB). Các doanh nghiệp này đang nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa, thúc đẩy quyền phụ nữ, hỗ trợ các dân tộc thiểu số và quyền của người khuyết tật, v.v. BIT nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng, và các cơ hội kết nối cho các đơn vị trung gian hiện có hoặc mới, từ đó giúp họ xây dựng hướng hỗ trợ tạo tác động mới cho các SIB. BIT được tài trợ bởi Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với Covid -19 (Dự án ISEE-COVID) và Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (Dự án EPPIC).
Về ISEE COVID, dự án nhằm nâng cao khả năng phục hồi của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) tại Việt Nam và góp phần giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Các mục tiêu chính bao gồm: (i) cải thiện năng lực của chính các SIB, tập trung vào các SIB do phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương lãnh đạo; (ii) xây dựng năng lực và tăng cường phối hợp giữa các tổ chức trung gian SIB, và (iii) củng cố khả năng hoạch định chính sách của chính phủ đối với các SIB. Dự án ISEE COVID được tài trợ bởi Global Affairs Canada, và được thực hiện bởi UNDP và Cục Phát triển Doanh nghiệp, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về EPPIC, Thử thách Đổi mới Sáng tạo Giảm thiểu Ô nhiễm Nhựa (EPPIC) nhằm tìm kiếm và ươm tạo các giải pháp đổi mới sáng tạo tại 6 quốc gia ASEAN và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn nhựa. Dự án này được thiết kế để giải quyết ô nhiễm nhựa, đảm bảo nâng cao năng lực, kết nối và thúc đẩy hợp tác trong mạng lưới các quốc gia ASEAN về kinh tế tuần hoàn. Dự án EPPIC được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Na Uy (NORAD). Một trong những hoạt động của dự án tập trung vào việc nâng cao năng lực kỹ thuật của các trung tâm/câu lạc bộ đổi mới sáng tạo tại các trường đại học cấp tỉnh trong việc thiết kế và triển khai các chương trình đổi mới sáng tạo liên quan đến ô nhiễm nhựa, và tăng cường sự hợp tác và gắn kết của các câu lạc bộ này với các mạng lưới/các bên liên quan địa phương để tối đa hóa tác động của họ. Dự án EPPIC hỗ trợ bốn trường đại học, bao gồm Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Nha Trang và Đại học Tây Bắc.
Chương trình chi tiết dự kiến:
Thời gian | Thời lượng (phút) | Nội dung |
Đơn vị Phụ trách
|
8.30 – 9.00 | 30 | Chào đón đại biểu | Fulbright, UNDP |
9.00 – 9.30 | 30 | Tham quan triển lãm kết quả các tổ chức trung gian và trường đại học tham gia vào BIT và EPPIC – University |
Fulbright và UNDP
|
9.30 – 9.50 | 20 |
Phát biểu Khai mạc
|
– Ông Patrick Haverman, Đại diện Thường trú, UNDP Việt Nam
– Bà Nguyễn Hoài Châu, Cán bộ Chương trình Cao cấp, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam
– Đại diện Cơ quan Phát triển Nauy – Norad (Online)
– GS. Marcia France, Phó Chủ tịch Học thuật kiêm Hiệu trưởng, Đại học Fulbright Việt Nam
|
9.50 – 10.00 | 10 | Video tổng kết BIT và EPPIC-University | Fulbright |
10.00 – 10.15 | 15 | Báo cáo Tổng kết chương trình BIT và EPPIC-University |
Phan Hoàng Lan, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo (CEI), Đại học Fulbright Việt Nam
|
10.15 – 10.30 | 15 |
Trao Chứng nhận hoàn thành BIT và EPPIC-University
|
– Bà Nguyễn Hoài Châu, Cán bộ Chương trình Cao cấp, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam
– Bà Morgane Rivoal, Cán bộ Kinh tế Tuần hoàn và Biến đổi Khí hậu, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP
– Bà Nguyễn Như Quỳnh, Cán bộ Chương trình, Quản lý dự án ISEE COVID, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP
|
10.30 – 11.00 | 30 |
Đại diện từ tổ chức trung gian và trường đại học chia sẻ về hành trình với BIT và EPPIC – University
|
Đại diện từ 2 tổ chức trung gian:
– EUBIZ (tư vấn doanh nghiệp về bao bì đóng gói bền vững khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu)
– FECO (dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh)
Đại diện Trường Đại học Nha Trang
|
11.00 – 12.00 | 60 |
Tọa đàm: Chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội và kinh tế tuần hoàn
Người điều phối: Nguyễn Đỗ Thu Minh, Trưởng BP ĐMST Doanh nghiệp, Fulbright CEI
|
Diễn giả:
– Bà Hoàng Thị Thoa, Giám đốc TT Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp, Đại học Công thương Tp. Hồ Chí Minh
– Ông Phan Đình Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành và Đồng Sáng lập, Angels 4 US <br> – Bà Hồ Nhật Phương, Giám đốc Công ty TNHH SBC Hoàng Gia (dự kiến)
– Bà Nguyễn Như Quỳnh, Cán bộ Chương trình, Quản lý dự án ISEE COVID, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP
|
12.00 – 13.00 | 90 | Nghỉ trưa | |
13.30 – 15.00 | 90 |
Hoạt động song song:
Hoạt động 1:
– Sơ lược về Báo cáo về Tài chính hỗn hợp trong Tác động Xã hội (20 phút);
– Tọa đàm (40 phút): Kết nối Nhà đầu tư tạo tác động với các SIB và tổ chức trung gian
– Điều phối: Nguyễn Phan Hải Yến, Đại học Fulbright Việt Nam
– Diễn giả: Yến Đỗ (Quỹ Đầu tư Beacon); Alex Downs (SNV/ DFCD)
Hoạt động 2: Áp dụng công cụ ĐMST trong giải quyết thách thức xã hội và kinh tế tuần hoàn
– Fulbright
– Đại diện trường Đại học và tổ chức trung gian tham gia vào EPPIC-University và BIT
|
|
15.00 – 16.00 | 60 | Hoạt động song song (Kết nối và Giao lưu):
– Hoạt động 1: Kết nối các tổ chức trung gian của BIT với các đối tác được mời – Hoạt động 2: Giao lưu tự do |
Fulbright |