Dự án OPTOCE

Hiện trạng
Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày cao hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Việc xử lý, tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.
Thách thức và can thiệp
Biến rác thải nhựa đại dương thành cơ hội phát triển trong kinh tế tuần hoàn (OPTOCE), là một dự án do Chính phủ Na Uy tài trợ, nhằm mục đích giảm thiểu rác thải nhựa ra biển và việc sử dụng than trong công nghiệp. Dự án này thúc đẩy đồng xử lý và đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam tại Nhà máy Giấy Lee & Man ở Thành phố Cần Thơ và Nhà máy Xi măng INSEE ở Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Phế liệu giấy của Lee & Man chủ yếu được nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Sau khi xử lý giấy thô, một lượng lớn nhựa không thể tái chế sẽ được lọc và gửi đến INSEE. Sau đó, nhựa được trộn với các chất thải rắn khác và được đưa đến các lò xi măng để đốt. Vì một số loại nhựa có năng lượng thậm chí còn cao hơn cả than đá, nên việc đồng xử lý này giúp tiết kiệm chi phí và giúp xử lý an toàn chất thải nhựa chất lượng thấp. Hiện tại, chưa có quy định phát thải từ hoạt động đốt các loại nhựa thải này, có thể dẫn đến phát thải cao ra môi trường hoặc phải đình chỉ dự án do phản ứng của cơ quan có thẩm quyền là điều không thể đoán trước.
Image: http://photocompetition.undp.org.vn/images/images/original/_dsc8070_1620964205.jpg
Bài học kinh nghiệm
Mô hình đồng xử lý chỉ có lợi nếu quá trình đốt cháy an toàn và kiểm soát tốt khí phát thải. Chính phủ nên xây dựng tiêu chuẩn để áp dụng và vận hành công nghệ này. Bên cạnh việc thiết lập các tiêu chuẩn vận hành, cần xem xét kỹ lưỡng vật liệu nào nên được tái chế và vật liệu nào nên được đốt. Nếu vật liệu được đốt nhiều có thể dẫn đến việc tái chế ít hơn, điều này có thể gây hại hơn cho môi trường.

BẠN MUỐN GIỚI THIỆU MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH?

CHIA SẺ MÔ HÌNH

(157)