ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ PHỐI HỢP ĐA NGÀNH VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP

13:30 - 17:30 08/07/2024 Online Tiếng Anh - Việt

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: THÚC ĐẨY HỢP TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ PHỐI HỢP ĐA NGÀNH VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP

Link tham dự:  https://undp.zoom.us/meeting/register/tZIvceuopz0jE9w3vRRp4XJuyWnoyOgn0EfD 

Meeting ID: 862 6209 6998 – Passcode: 295444

I.         BỐI CẢNH

Do nhu cầu lương thực toàn cầu gia tăng mạnh mẽ trong những thập niên vừa qua, áp lực đối với sản xuất nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên cũng không ngừng leo thang. Tuy nhiên, mô hình sản xuất lương thực theo phương pháp tuyến tính lại đang gây ra thiệt hại rất lớn về môi trường và kinh tế – xã hội. Cứ mỗi 1 đô la chi cho thực phẩm thì xã hội phải chi thêm gấp đôi cho các chi phí về môi trường, y tế và kinh tế. Một nửa trong số đó, tương đương 5,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, là do bản chất tuyến tính của ngành nông nghiệp. Nếu không có những thay đổi trong các mô hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững, lượng khí thải có thể gia tăng từ 30 đến 40% (IPCC, 2019).

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 53 tỷ USD vào năm 2023, chiếm gần 12% GDP của Việt Nam vào năm 2023. Theo số liệu năm 2022, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng lao động của 13,9 triệu người, chiếm 27% lực lượng lao động cả nước (Tổng cục thống kê, 2023).

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các ngành nông nghiệp Việt Nam lại đi kèm với những tổn thất to lớn về môi trường. Việc sử dụng phân bón và hóa chất hóa học thâm canh, cùng với việc mở rộng đất canh tác đã dẫn đến tình trạng phá rừng, suy giảm nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm nước và thoái hóa đất nói chung. Song song đó, thu nhập, sức khỏe và đời sống tổng thể của người nông dân lại không theo kịp những xu hướng này. Tình trạng chuyển dịch lao động và di cư ra khỏi nông thôn còn tiềm ẩn các rủi ro gia tăng bất bình đẳng xã hội, giảm nguồn nhân lực và dẫn đến chi phí lao động tăng cao.

Ngành nông nghiệp là lĩnh vực đứng thứ hai về phát thải khí nhà kính trên toàn quốc, chiếm 19%, trong đó gần một nửa đến từ sản xuất lúa gạo (Bộ TNMT, 2020) và 75% lượng khí methane thải ra. Sử dụng nước tưới tiêu không hiệu quả, mật độ gieo cấy dày, bón phân với lượng cao và không hiệu quả, sử dụng năng lượng lãng phí và quản lý rơm rạ kém là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính cao trong sản xuất lúa gạo. Mặc dù đóng vai trò quan trọng, ngành nông nghiệp cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm phát sinh chất thải, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính.

Trong các chính sách nông nghiệp và khí hậu gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào hoạt động nông nghiệp, đồng thời định hình các chiến lược cho nông nghiệp xanh, ít phát thải carbon, bền vững. Mục tiêu của những chiến lược này là tách rời tăng trưởng khỏi việc tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu chất thải, khí thải. Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Bền vững Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Tầm nhìn 2050 là những ví dụ điển hình. Các chính sách này nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong bảo vệ môi trường, ổn định kinh tế – xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, Chương trình “Phát triển bền vững một triệu ha lúa chất lượng cao, ít phát thải gắn với tăng trưởng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” cũng đề cập đến việc áp dụng các phương pháp tuần hoàn đối với rơm lúa.

Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu rà soát và điều chỉnh lại các Đóng góp Quốc gia tự Quyết định (NDCs), vạch ra con đường để nâng cao tham vọng ứng phó biến đổi khí hậu. Việc tích hợp kinh tế tuần hoàn vào NDC 2025 là một giải pháp tiềm năng để củng cố các mục tiêu khí hậu và phát triển ngắn hạn đến trung hạn của Việt Nam. Bộ công cụ “Xây dựng tính tuần hoàn vào NDCs – Hộp công cụ thiết thực” do UNDP, Ban Thư ký Mạng lưới Một Hành tinh của UNEP và Ban Thư ký UNFCCC phối hợp xây dựng, cung cấp khuôn khổ cho việc tích hợp này. Hiện tại, Bộ công cụ đang được thí điểm trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, phù hợp với Dự thảo Chương trình Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) về “Phát triển và ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030”.

Trong bối cảnh này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam chung tay thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp và đồng tổ chức sự kiện đối thoại cấp cao này.

    II.         MỤC ĐÍCH ĐỐI THOại

Đối thoại cấp cao nhằm mục đích:

  1. Nâng cao nhận thức về những lợi ích của việc áp dụng/mở rộng thực hành và giải pháp tuần hoàn trong nông nghiệp để thực hiện cam kết NDC đã được đề ra trong những chính sách nông nghiệp.
  2. Lan tỏa các thông điệp chính và thảo luận kế hoạch thực hiện các mục tiêu đặt ra trong Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030;
  3. Trình bày các kết quả ban đầu thu được theo Bộ công cụ NDC-CE và xác định ưu tiên các phân ngành có tiềm năng cao để áp dụng kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao các mục tiêu/biện pháp trong nông nghiệp cho NDC 2025.

  III.         ĐỐI TƯợng

Buổi Đối thoại cấp cao sẽ được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (qua Zoom) bằng tiếng Việt và tiếng Anh, với phiên dịch đồng thời.

Cơ quan tham dự dự kiến

  • Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ (NGO)
  • Các Trung tâm thuộc Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế
  • Các đối tác phát triển.

  IV.         CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIến

Ngày: Thứ Hai, 08/07/2024                                                                   Thời gian: 13:30 – 17:30

Địa điểm: Khách sạn Pullman, 61 Giảng Võ, Hà Nội                         Dự kiến 100 người tham dự

  • Chủ trì: Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • Cơ quan đồng chủ trì: UNDP tại Việt Nam
  • Cơ quan phụ trách điều phối chung và công tác tổ chức hậu cần: Vụ Hợp tác quốc tế
  • Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

To be updated

Chia sẻ

(85)