Chị Hải Yến – Doanh nghiệp xã hội Karuna – Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ rừng

Chào mừng bạn đọc đến với “Phụ nữ trong nền Kinh tế Tuần hoàn”, phần 4. Trong phần này, chúng tôi mang đến câu chuyện truyền cảm hứng của chị Trịnh Thị Hải Yến.

Trong hơn 2 năm, chị Yến đã có hành trình rong ruổi khảo sát nhiều vùng tại tỉnh Thanh Hóa, với mong muốn phát triển kinh tế cho người dân vùng núi khu vực, từ đó thúc đẩy người dân bảo vệ cánh rừng. Làm thế nào để giải quyết bài toán nâng cao kinh tế nhưng vẫn bảo vệ, phát triển được rừng, những trăn trở đó đã thôi thúc chị đi và tìm hiểu.

Và chị Yến tìm thấy một mối liên hệ tuần hoàn: rừng nuôi ong, ong làm mật, mật ong tạo ra kinh tế, phát triển kinh tế vùng núi từ đó động lực cho người dân bảo vệ rừng. Đó là khoảnh khắc chị Yến tìm thấy định hướng phát triển của Karuna và có thể giúp đỡ được bà con vùng núi.

Theo chia sẻ chị Yến vào hôm bế mạc Circular Economy Bootcamp, Karuna mới đang định hình mô hình kinh doanh mật ong khoảng 4 tháng gần đây. Và hữu duyên khi chị nhận được lời mời từ DNES và nhận thấy nội dung đào tạo kinh tế tuần hoàn của Circular Economy Bootcamp phù hợp với doanh nghiệp của chị.

Cơ duyên liên hệ với chị sau 1 tháng kể từ khi chương trình tạm kết, BTC đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ của chị về những chuyển biến của doanh nghiệp sau khi tham gia Circular Economy Bootcamp:

“Qua quá trình học tập chị nhận thấy kinh tế tuần hoàn là một công cụ có thể giúp đưa doanh nghiệp của chị đi đến sự bền vững.”

Theo chị Yến, trong vòng 3 năm tới, kế hoạch mỗi trang trại ong sinh thái Karuna eco-bees sẽ trở thành nơi giao thoa và chia sẻ kiến thức. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trích ra để xây dựng thư viện cộng đồng.

“Bên cạnh đó, một trong những điều chị thích nhất ở Bootcamp chính là sự đồng hành, chia sẻ của các doanh nghiệp – từ những doanh nghiệp lão làng như Lang Biang Farm cho đến các doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp của chị. Nhờ tham gia Circular Economy Bootcamp, chị biết được một số các doanh nghiệp đã thành công ở một mức độ nào đó trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn và từ đó chị có thêm động lực để phát triển doanh nghiệp của mình theo hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn.”

Tin và ảnh bởi Danang Circular Economy Hub

Đọc đề xuất của UNDP trong việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tuần hoàn bao trùm các vấn đề giới: Chiến thuật “3V” nhằm phát triển một nền kinh tế tuần hoàn bao trùm các vấn đề giới

Chia sẻ

(422)