Hội thảo tham vấn Lồng ghép KTTH vào NDCs trong ngành nông nghiệp

Offline

HỘI THẢO THAM VẤN: THÚC ĐẨY THAM VỌNG KHÍ HẬU THÔNG QUA NỀN NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN – GIỚI THIỆU BỘ CÔNG CỤ

Loại sự kiện: Hội thảo tham vấn

Ngày và giờ: Thứ Ba, 16/01/2024 | 14:00 – 16:30 ICT

Cơ quan tổ chức: UNEP, UNFCCC, CE Hub, UNDP

Hình thức: trực tuyến qua Zoom

Link đăng ký: https://forms.office.com/e/tv32KV5jsr 

Nội dung:

Bộ công cụ Xây dựng Kinh tế tuần hoàn (KTTH) vào Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDCs) được ra đời nhằm mục đích khắc phục ‘độ vênh’ kiến thức về các bộ công cụ KTTH, và việc lượng hóa đóng góp của KTTH đối với mục tiêu khí hậu, tối ưu hóa tiềm năng của nền (KTTH) trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Hội thảo tham vấn kì này sẽ giới thiệu Bộ công cụ đến các chuyên gia, và hỗ trợ họ đạt được mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng trong vòng các NDC tiếp theo của lĩnh vực nông nghiệp. Hội thảo sẽ trình bày những kết quả ban đầu của nghiên cứu cơ sở và tạo điều kiện cho một buổi thảo luận nhóm để xác định các can thiệp KTTH ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Hội thảo tham vấn sẽ chỉ điểm những hành động quan trọng cần thực hiện trong tương lai cho bộ cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Chương trình:

Thời gian Hoạt động Diễn giả
14:00 – 14:10 Welcoming Remarks Mr. Dao Xuan Lai

Assistant Resident Representative, UNDP

Session 1: Training and application on the CE Toolbox in Viet Nam
14:10 – 14:30 Overview of the NDC Toolbox Mr. Jelmer Hoogzaad

Contributor of the development of CE Toolbox

 

14:30 – 14:45 Application of the NDC Toolbox in the agricultural sectors in Viet Nam Mr. Mai Van Trinh, Assoc. Prof. PhD.

Director, Institute for Agricultural Environment

14:45 – 15:00 Discussion and Q&A on the NDC Toolbox All
Session 2: Applying Circularity in the Agricultural Sectors to boost Viet Nam’s NDC
14:55 – 15:05 Overview of IPSARD’s work on Circular Economy Dr. Nguyen Anh Phong

Deputy Director General, Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development (IPSARD)

15:05 – 15:20 Opportunities and challenges to boost circularity in the agricultural sectors Mr. Dao  The Anh, Assoc. Prof. PhD.

Deputy Director, Viet Nam Academy of Agricultural Sciences

15:20 – 15:35 Case Study: Adopting CE practices in the rice value chain Dr. Nguyen Van Hung

Mechanization and Postharvest Management Team Leader, International Rice Research Institute (IRRI)

15:35 – 15:50 Case Study in Lam Dong: Adopting CE practices in the coffee value chain   Mr. Pham Thanh Nam

Project Manager,  SNV Netherlands Development Organisation

15:50 – 16:05 Farmers Producing Biofertilizers for Coffee Farming: A Replicable Climate Solution Mr. Le Dac Phuc

Cooperative & Climate advisor

Agriterra organization

16:05 – 16:25 Discussion and priorities for programming All
16:25 – 16:30 Closing Remarks UNDP

 

Giới thiệu tổng quan về Bộ công cụ KTTH – Truy cập đến Bộ công cụ

Tài liệu “Lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) – Bộ công cụ thiết thực” có mục đích hỗ trợ các quốc gia phát triển và đang phát triển xác định, ưu tiên, thực hiện và theo dõi các can thiệp kinh tế tuần hoàn để hỗ trợ nâng cao tham vọng và thực hiện các NDC của họ.

Bộ công cụ này hướng tới cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một phương pháp luận, nguồn lực và công cụ để giúp:

  1. Đánh giá và xác định các điểm nóng phát thải khí nhà kính (KNK) từ việc sử dụng nguyên vật liệu để ưu tiên các ngành và/hoặc phân ngành trong NDC sẽ thực hiện can thiệp kinh tế tuần hoàn để đạt được tham vọng khí hậu cao hơn;
  2. Đánh giá và lựa chọn các can thiệp kinh tế tuần hoàn trong các ngành/phân ngành ưu tiên để phục vụ NDC;
  3. Xác định công cụ chính sách và chỉ số đối với việc triển khai can thiệp kinh tế tuần hoàn được chọn trong NDC; và
  4. Theo dõi và báo cáo tiến độ trong Báo cáo minh bạch hai năm một lần (BTR) của quốc gia theo Thỏa thuận Paris.

 

Bộ công cụ này được chia thành bốn giai đoạn để thúc đẩy chu trình chính sách của một quốc gia. Mỗi giai đoạn gồm một tập hợp các bước và các câu hỏi chính cần xem xét, cũng như các công cụ và nghiên cứu tình huống. Phần sau giới thiệu tổng quan về các giai đoạn và các bước.

 

Chia sẻ

(36)