Tương lai Xanh: Xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn

 

 

Năm 2050, Trái Đất có 9,6 tỉ người. Nếu không thay đổi các mô hình sản xuất, chúng ta phải cần đến tài nguyên của 3 Trái Đất mới đáp ứng được số nhu cầu của số người này. Chính vì vậy, lối đi duy nhất là đi theo hướng chuyển đổi kinh tế, từ nên kinh tế sản xuất và tiêu dùng, tiêu tốn tài nguyên, sang nền kinh tế tuần hoàn, sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững. Việt Nam bằng những chủ trương, chính sách cụ thể, và việc mạnh mẽ tham gia cam kết tại COP26 vừa qua, đã dần hiện thực hóa lộ trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn của mình. Những bước đi khởi đầu bao giờ cũng cần được cân nhắc thận trọng.

Hiện nay, 1 số địa phương đã bắt đầu đẩy mạnh phát triển theo xu hướng KTTH bằng những hành động thiết thực và cụ thể với sự tham gia tích cực của cộng đồng: Hoạt động phân loại rác tại nguồn của người dân phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; một nhà hàng đồ uống sinh thái hữu cơ ở Hội An, với nguyên liệu chế biến đều được trồng tại vườn nhà; trang trại ‘Nắng và gió’ (tỉnh Ninh Thuận) với toàn bộ phụ phẩm nông nghiệp đang được thu gom làm thức ăn cho 500 con bò và 200 con cừu, để rồi hơn 500m3 phân tươi của đàn gia súc này tiếp tục được làm thức ăn cho trùng quế (hay “trùn quế”), tạo nên phân bón trùng quế, một loại phân hữu cơ rất có lợi cho cây trồng. 

Bên cạnh đó, các hoạt động tái chế dù đang được khuyến khích, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế chính sách cũng như thực tiễn triển khai. Câu chuyện từ các hoạt động xử lý tái chế chất thải, trong đó có chất thải công nghiệp của một số nhà máy nhiệt điện, và một số loại vật liệu xây dựng, sẽ cho thấy điều này.  

Theo VTV1

Chia sẻ

(124)